KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2020-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

KẾ HOẠCH

Chiến lược giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030

 Trường tiểu học và trung học cơ sở Láng Biển được sáp nhập từ trường Tiểu học Láng Biển và trường Trung học cơ sở Láng Biển theo quyết định số 371/QĐTL-UB ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Uỷ ban Nhân dân huyện Tháp Mười. Trường nằm cách trung tâm huyện Tháp Mười hơn 10km về hướng Tây Bắc, là một trong ba trường có 02 cấp học của huyện. Trường có 23 lớp học với số lượng hơn 600 học sinh, trường có đầy đủ các phòng chức năng phục vụ cho công tác giảng dạy của cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Trường tiểu học và trung học cơ sở Láng Biển xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển của nhà trường. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. Môi trường bên trong

1.1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh

* Cấp Tiểu học:

TT Loại CB-GV Tổng số Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung học Chưa chuẩn
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1 QL 1     1 100%            
2 GV 21     19 90.48% 2 9.52%        
3 NV 3     1 33.33%     2 66.67%    
Cộng: 25 0 0 21 84% 2 8% 2 8%    

* Cấp THCS:

TT Loại CB-GV Tổng số Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp (Sơ câp) Chưa chuẩn
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1 CBQL 2     2 100%            
2 GV 16     14 87.5% 2 12.5%        
3 NV 5     1 20%     4 80%    
Cộng: 23     17 73.9% 2 8.7% 4 17.4%    

 1.2. Thống kê phòng học, phòng chức năng hiện có:

– Phòng học:

TT Cấp học Tổng số Cấp 4 và tạm Kiên cố Phòng học nhờ
1 TH 15   15 0
2 THCS 8   8  
Cộng 23   23 0

– Phòng chức năng và phòng học bộ môn:

TT Cấp học Tổng số Tạm Cấp 4 Kiên cố
1 TH 0 0 0 0
2 THCS 14   14 14
Cộng 14 0 0 14

 Trong đó: 01 phòng HT, 01 phòng Phó HT, 01 phòng Giáo viên, 01 phòng Hành chính, 01 phòng Y tế, 01 phòng Đoàn-Đội, 01 phòng Thiết bị, 01 phòng Thư viện, 01 phòng Tin học, 01 phòng TN Sinh- Hóa, 01 phòng TN Lý, 01 phòng bộ môn Tiếng Anh, 01 phòng bộ môn Âm nhạc, 01 phòng Hội trường.

– Nhà công vụ: Hiện tại có 08 phòng.

– Thiết bị dạy học:

 

* Cấp Tiểu học:

TT Thiết bị dạy học môn (khối lớp) SL hiện có Thiếu Đủ SL cần mua thêm
1 Thiết bị dạy học khối Một 1 bộ X   2 bộ
2 Thiết bị dạy học khối Hai 1 bộ X   2 bộ
3 Thiết bị dạy học khối Ba 1 bộ X   2 bộ
4 Thiết bị dạy học khối Bốn 1 bộ X   2 bộ
5 Thiết bị dạy học khối Năm 1 bộ X   2 bộ

* Cấp THCS

TT Thiết bị dạy học môn (khối lớp) SL hiện có Thiếu Đủ SL cần mua thêm
6 Khối 6 25% x   75%
7 Khối 7 25% x   75%
8 Khối 8 25% x   75%
9 Khối 9 25% x   75%

 

1.3. Quy mô trường lớp (ước tính):

* Cấp Tiểu học:

STT Nội dung Đơn vị Hiện trạng Quy mô đến năm 2025
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025
1 Diện tích đất m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2
2 Số điểm trường điểm 2 2 2   2 2 2 2
3 Số học sinh HS 407 407 420 440 435 420 420 430
4 Số lớp lớp 15 15 15 15 15 15 15 15
5 Số giáo viên GV 22 22 21 21 21 21 21 21
6 Số nhân viên NV 3 3 3 3 3 3 3 3

* Cấp THCS:

STT Nội dung Đơn vị Hiện trạng Quy mô đến năm 2025  
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025  
1 Diện tích đất m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2 9975m2  
2 Số điểm trường điểm 1 1 1 1 1 1 1 1  
3 Số học sinh HS 265 265 280 280 290 290 275 275  
4 Số lớp lớp 8 8 10 10 10 10 9 9  
5 Số giáo viên GV 18 18 21 21 21 21 21 21  
6 Số nhân viên NV 5 5 5 5 5 5 5 5  

 1.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019

* Cấp Tiểu học:

– 100% học sinh được đánh giá Đạt về năng lực.

– 100% học sinh được đánh giá Đạt về phẩm chất.

– 98,30 % HS được đánh giá Hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục.

– 98,30% (407/414) học sinh hoàn thành chương trình lớp học.

* Cấp THCS :

– Hạnh kiểm: 100% học sinh được xếp hạnh kiểm từ TB trở lên. Trong đó: số học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt  99.1% (tăng 0.33% so với năm học 2017-2018; đạt mục tiêu đề ra và cao hơn MBC: 0.18%)

– Học lực: 95.02% học sinh đạt học lực từ TB trở lên (thấp hơn 0.88% so với năm học 2017-2018; đạt mục tiêu kế hoạch đầu năm (95.0%) và thấp hơn 2.39% so với MBC). Trong đó:

+ Số học sinh xếp loại học lực Khá, Giỏi đạt 48.86 %. Trong đó tỷ lệ Hs Giỏi đạt 11.76% ( chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đầu năm; thấp hơn 8.73% so với năm học 2017-2018 và thấp hơn MBC 8.33%.

+ Số học sinh xếp loại học lực Yếu, Kém là 4.98%, cao hơn năm học 2017-2018 là 0.88% và cao hơn MBC là 2.39%. Trong đó: tỷ lệ học sinh Kém cao hơn 0.1% so với chỉ tiêu kế hoạch đầu năm ; thấp hơn 8.73% so với năm học 2017-2018 và thấp hơn MBC 8.33%.

+ Chất lượng học sinh khối lớp 9 tỷ lệ học sinh Khá, Giỏi là 48.87% (MBC là 54.17%).

1.5. Điểm mạnh

Trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc, thiết thực của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương.

– Ban lãnh đạo nhà trường và tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao.

– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Với năng lực chuyên môn khá, giỏi và năng lực tự học tốt nên giáo viên của trường đủ khả năng hướng dẫn học sinh tự học đạt hiệu quả cao. Đa số giáo viên có trình độ ngoại ngữ và tin học nên có khả năng khai thác, cập nhật và xử lý thông tin thường xuyên để tự bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực.

– Cơ sở vật chất mới được đầu tư xây dựng mới (cấp THCS) và các trang thiết bị được trường đầu tư và trang bị thường xuyên. Trường có cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi với đầy đủ các khu phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện, khu sân chơi, khu vực hành chính … đảm bảo đáp ứng tốt công tác dạy và học.

– Trường đã xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý, trong đó quy định rõ chức danh, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng chức danh.

– Trường dạy thực hiện dạy học 2 buổi/ngày nên có thể chủ động tăng cường kỹ năng luyện tập, thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

1.6. Điểm yếu

Trình độ đầu vào không đồng đều, một bộ phận học sinh có thái độ học tập và rèn luyện chưa tốt, sự quan tâm của gia đình dành cho học sinh còn hạn chế nên đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian, linh động vận dụng nhiều phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.

– Giáo viên chỉ tập trung vào việc giảng dạy chuyên môn, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động nghiên cứu, hoạt động phong trào. Chất lượng hội thi phong trào của nhà trường còn thấp.

–  Mặc dù trường đã tập trung đầu tư việc giảng dạy môn Tiếng Anh nhưng hiệu quả chưa cao.

  1.  Môi trường bên ngoài
  2. Cơ hội

– Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc ưu tiên đầu tư cho giáo dục, các chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà trường.

– Chính sách pháp luật với cơ chế ngày càng giao quyền chủ động cho cấp cơ sở nên nhà trường chủ động hơn trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược mục tiêu.

– Công nghệ thông tin phát triển mạnh cho phép giáo viên có điều kiện tiếp cận và thụ hưởng các phương tiện, phương pháp dạy học hiện đại, tiên tiến.

  1. Thách thức

– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức đi vào giải quyết các tình huống thực tiễn đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới trong công tác quản lý và dạy học.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đủ chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo Luật Giáo dục mới.

– Phương pháp dạy học phải không ngừng đổi mới để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, phát huy hết khả năng sở trường của từng đối tượng học sinh trong thời kỳ hội nhập.

– Tăng cường mối quan hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  2. Tầm nhìn:

– Phấn đấu xây dựng nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện công tác dạy và học theo chương trình Giáo dục phổ thông mới. Phấn đấu trường đạt chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2.

  1. Sứ mệnh:

Tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực, ổn định nề nếp kỷ cương để giáo viên và học sinh có cơ hội phát triển năng lực của mình.

  1. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

– Tinh thần đoàn kết, hợp tác, dân chủ, trách nhiệm, sáng tạo, đổi mới.

– Tình nhân ái, cầu thị, giúp đỡ, chia sẽ cùng tiến bộ.

– Tự học, tự bồi dưỡng và khát vọng vươn lên.

  1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
  2. Mục tiêu chung

– Xây dựng nhà trường có chất lượng tốt về đào tạo giáo dục và các hoạt động hướng nghiệp, thể dục thể thao.

– Xây dựng môi trường học tập thân thiện; đào tạo học sinh có những kiến thức cơ bản đủ khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của địa phương.

– Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh; đổi mới sinh hoạt hoạt động chuyên môn và đổi mới công tác quản lý giáo dục.

– Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

  1. Mục tiêu cụ thể

 Mục tiêu ngắn hạn:

Duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao công tác thi tuyển sinh lớp 10 hàng năm.

Mục tiêu trung hạn:

Xây dựng trường đạt chuẩn “Xanh – Sạch – Đẹp”. Hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới, nâng cao về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Mục tiêu dài hạn:

– Đến năm 2025, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục đạt khá- tốt của huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Trường đạt “Lao động xuất sắc”.

+ Xây dựng trường đạt chuẩn “ Xanh- Sạch- Đẹp”, đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới.

+ Có quy mô ổn định và phát triển.

– Đến năm 2030, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục đạt tốt của huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Trường đạt “Lao động xuất sắc”.

+ Phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia mứt độ 1 (kiểm định chất lượng giáo dục đạt mứt độ 2) trước năm 2030.

+ Được đầu tư khối 16 phòng học tiểu học mới và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu giáo dục mới.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

  1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.

– Xây dựng đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt có lối sống lành mạnh, kiên định và giữ vững tư tưởng lập trường chính trị. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu trong công tác và huyết tâm với nghề nghiệp.

– Xây dựng đội ngũ có 100% trình độ đạt chuẩn và trên 60% có trình độ trên chuẩn. Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện tay nghề. Giáo viên tiếng Anh đủ chuẩn về trình độ theo khung tham chiếu Châu âu.

– Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ nhà giáo, nhân viên đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục.

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

– Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính, Ứng dụng CNTT phục vụ cho giảng dạy và học tập. Số tiết dạy sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin ít nhất 02 tiết/năm.

  1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có mục tiêu sống đúng, có được những kỹ năng sống cơ bản.

Xác định: Chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến đích là người học.

2.1. Dạy và học:

– Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên trong mỗi giờ lên lớp, đảm bảo chắc chắn, mỗi bài soạn, mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các hoạt động. Mỗi CB-GV-CNV đều phải áp dụng nhuần nhuyễn “Dạy ít, học nhiều”, sớm khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết suông”, tổ chức nhiều hình thức học tập như học ngoài trời, trãi nghiệm, dã ngoại,…Xây dựng các đôi bạn học tập với quan điểm “học thầy không tày học bạn”…Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và có sự luân chuyển nhóm trưởng để học sinh tập làm quen với công việc lãnh đạo. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà… để học sinh có ý thức tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.

– Quan tâm công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi các cấp. Phát động sâu, rộng các cuộc thi qua mạng Internet, thi sáng tạo khoa học kĩ thuật; hướng dẫn cho học sinh khai thác nguồn học liệu mở; Tăng cường phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực, nhận thức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

-Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ đặc biệt là kiểm tra, dự giờ đột xuất của BGH, tổ trưởng chuyên môn đối với giáo viên; Đổi mới các hình thức sinh hoạt chuyên môn, tích cực sử dụng Trường học kết nối, tăng cường áp dụng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

– Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục ở đơn vị.

2.2. Giáo dục ngoài giờ lên lớp:

– Cần đổi mới, cải tiến mạnh mẽ các tiết học ngoài giờ lên lớp, tạo không gian học tập ngoài lớp học…

– Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, như: tổ chức liên hoan các trò chơi dân gian, thi văn nghệ, TDTT, … ngoài ra còn tổ chức các hoạt động khác như “Nói chuyện truyền thống”, chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, thi kể chuyện theo chủ đề  tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới mục đích “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và giúp học sinh có tinh thần khỏe mạnh”.

2.3 Giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản:

Xác định ý nghĩa: Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

– Tổ chức nghiêm túc việc dạy các tài liệu về: Kỹ năng làm chủ cuộc sống; Kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; Kỹ năng làm chủ trong học tập: Tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập; Kỹ năng giao tiếp và hội nhập; Kỹ năng định hướng nghề nghiệp (Hướng học và hướng nghề) sau khi tốt nghiệp phổ thông THCS, xây dựng các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường…

– Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: dạy lồng ghép, dạy trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội, rung chuông vàng… Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò.

– Phát động các cuộc quyên góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong GV và học sinh.

  1. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học.

– Xây mới 16 phòng học tiểu học, Xây mới nhà đa năng, nâng cấp sân trường, hoàn thiện sân tập cho học sinh.

– Cải tạo khối phòng học THCS đạt chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp, đầu tư bàn ghế 02 chỗ ngồi và sửa chữa cho học sinh khối tiểu học. Tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại phấn đấu đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất theo yêu cầu của giai đoạn mới.

– Xây dựng nhà xe học sinh và giáo viên, lắp đặt mái che khu vực sân trường; Cải tạo khuôn viên, trồng cây cảnh đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh- Sạch- Đẹp”, tăng cường xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

–  Đầu tư trang bị thiết bị thí nghiệm, cải tạo sân tập TDTT đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất cho học sinh.

  1. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

– Bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

– Trường có trang web riêng, thông tin và liên lạc với phụ huynh học sinh; có hộp thư điện tử để liên hệ, trao đổi thông tin, gửi – nhận văn bản điện tử phục vụ công tác điều hành, trao đổi thông tin một cách kịp thời.

– Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý như: Phần mềm PMIS, thực hiện báo cáo EMIS, MISA,….

– Tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Giáo viên các khối lớp, giáo viên bộ môn thực hiện dạy ứng dụng CNTT ít nhất 2 tiết/học kỳ.

  1. Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.

– Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học – khuyến tài.

– Huy động nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động giáo dục.

– Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, với CMHS, ủng hộ trong việc huy động và giáo dục học sinh.

  1. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội; giao lưu, hợp tác quốc tế.

– Đảm bảo quan hệ tốt với các cơ quan cấp trên, thực hiện đầy đủ các văn bản qui định của cấp trên.

– Liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện tốt nhất cho phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường.

– Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện học bổng khuyến học và khuyến tài nhằm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập.

  1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục; xây dựng thương hiệu nhà trường.

– Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhân dân về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, đưa trên website của trường, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, cộng đồng trách nhiệm  của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

– Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các đoàn thể chính quyền địa phương, các đơn vị, nhà hảo tâm và cộng đồng xã hội.

     IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

  – Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhân dân về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, đưa trên website của trường, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến 2030.

– Tăng cường và giữ mối quan hệ gắn bó có hiệu quả giữa nhà trường với các đoàn thể của địa phương, các đơn vị, cơ quan, nhà tài trợ và cộng đồng xã hội.

  1. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

Giai đoạn 1: Từ năm 2020 đến năm 2025:

– Xây dựng trường đạt chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp, xây dựng trường đạt các tiêu chí của nông thôn mới.

– Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ tốt cho công tác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

– Nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng đủ nhân lực phục vụ cho sự phát triển của địa phương.

Giai đoạn 2: Từ năm 2026 đến năm 2030:

– Xây dựng trường đạt trường chuẩn Quốc gia mứt độ 1 (kiểm định chất lượng giáo dục đạt mứt độ 2) trước năm 2030, đạt chuẩn các tiêu chí của nông thôn mới nâng cao. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng khối 16 phòng học tiểu học đủ đáp ứng yêu cầu việc dạy học.

  1. Phân công nhiệm vụ cụ thể
  2. Lãnh đạo nhà trường:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

– Xây dựng kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.

– Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

  1. Tổ chức Đoàn thể trong trường:

– Tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ của từng năm học.

– Xây dựng chương trình hành động cho từng năm học để thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

– Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường.

  1. Tổ trưởng chuyên môn;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, khối; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên.

– Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

– Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ, hợp tác với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

  1. Giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch từng năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch.

  1. Ban đại diện cha mẹ học sinh

– Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên.

– Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng sống.

– Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường.

  1. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Kiến nghị:

* Đối với Phòng Giáo dục:

– Phê duyệt Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Giúp đỡ nhà trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch, phù hợp với chiến lược phát triển.

– Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

* Đối với UBND huyện Tháp Mười:

Đầu tư trang thiết bị, xây dựng thêm 16 phòng học tiểu học để nhà trường thực hiện tốt Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030./.

Trả lời